Những Nguyên Liệu Để Chế Tạo Đồng Thanh
NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG
Thứ Sáu,
25/11/2022
Hai nguyên liệu được xem là quan trọng nhất dùng để chế tạo đồng thanh đó là thiếc và đồng. Cái cốt yếu là cần phải có một nhiệt độ thích hợp để đúc đồng. Đôi khi cũng nên có trộn thêm chì vào nữa. Vậy đấy! Nghe có vẻ đơn giản đúng không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đằng sau những nguyên liệu đó, còn có yếu tố gì để chế tạo đồng thanh nữa hay không?
Ở thời cổ đại, nổi bật nhất trong phương pháp đúc đồng thanh là người Trung Quốc và người Châu Âu. Chính người Trung Quốc thì chế tạo đồng thanh trong khuôn đất sét, còn người châu Âu thì chế tạo đồng thanh bằng chất sáp. Hiện giờ, trong bảo tàng quốc tế vẫn còn lưu giữ rất kĩ những vật dụng bằng đồng thanh. Nếu bạn là một người đam mê vật lý và hóa học, thì hãy tìm đọc những tài liệu có liên quan nói về đồng thanh để hiểu thêm những giá trị lịch sử cũng như các quá trình tạo dựng sản phẩm đồng thanh.
Ở những thời điểm hiện tại, trong xã hội hiện đại, thì những dạng hợp kim đồng thanh được ứng dụng đa dạng và phong phú hơn trong đời sống và sản xuất. Nền sản xuất công nghiệp sẽ không thể tạo ra những sản phẩm mang tính thời đại, nếu không có sự góp phần quan trọng của đồng thanh.
Trong quá trình tiến hành nấu,đồng thanh tiếp tục nấu chảy nhiều hơn những kim loại đồng với một mục đích duy nhất là làm sao cho những phi kim khí hay các tạp chất được loại bỏ đi.Điều này cũng rất dễ hiểu. Vì những phi kim khí hay các tạp chất này rất có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tính năng của đồng thanh, nên người ta phải tiến hành lọc kĩ để cho các tạp chất trên trôi hết ra ngoài. Cả khi đó chất lượng đồng thanh mới tốt hơn được.
Trong quá trình chế biến đồng thanh thì đồng là loại kim loại được sử dụng nhiều nhất. Thường thì đồng thanh có chứa từ 5 đến 11 % Al và còn có cả sắt, nikne, mangan. Đồng thanh này có tính cơ học cao, đồng thời cũng sẽ chống ăn mòn rất là tốt.
Những dạng đồng thanh khác cũng lần lượt được ứng dụng vào những ngành công nghiệp hóa chất phù hợp.
Đồng thanh silic, đồng thanh birili, đồng thanh mangan, đồng thanh chì, đồng thanh cadimi…có rất rất nhiều dạng đồng thanh xung quanh chúng ta, đã và đang được ứng dụng vào từng sản phẩm và ngành công nghiệp cụ thể.
Mỗi một dạng đồng thanh sẽ có những tính chất, đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Không có loại nào giống loại nào, nên trong những trường hợp cụ thể, chúng ta sẽ cần một dạng đồng thanh khác nhau.
Trong khi đồng thanh là hợp kim của đồng và các kim loại khác trừ kẽm thì đồng thau lại chính là hợp kim đồng với kẽm. Đồng thau thường rất dễ gia công và cũng dễ đúc hơn. Đồng thau thì lại có độ bền cơ học cao và lại ít bị oxi hóa hơn so với đồng.
Trong cuộc sống thì kim loại đóng góp quan trọng vào việc chế tạo các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt…Lượng đồng được sản xuất hằng năm dùng nhiều nhất vào công nghiệp điện. Còn phần hợp kim đồng còn lại thì được làm các chi tiết chịu mài mòn trong các máy móc của các ngành công nghiệp.
Trong sản xuất thì các loại lò sau có thể được dùng để nấu các loại hợp kim đồng là: lò nồi, lò phản xạ, lò hồ quay, lò cảm ứng, lò chân không…Chính các loại lò này có những ưu và nhược điểm khác nhau. Sự khác nhau này cụ thể đến từ đâu? Trong những bài viết sau, chúng ta sẽ tiến hành phân tích cụ thể hơn.
Hi vọng những kiến thức về đồng thanh nêu trên sẽ giúp bạn phần nào tìm hiểu và ứng dụng vào công việc thích hợp của mình.
>> Phạm vi sử dụng của dây cáp điện trên Thế Giới